MỘT SỐ
LỖI VI PHẠM VÀ CHẾ TÀI XỬ PHẠT
TRONG
HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO VÀ VIẾT ĐẶT BIỂN HIỆU
(Gửi
kèm theo Hướng dẫn số: /HD-VHTT
ngày tháng 7 năm 2012)
Nghị
định số 75/2010/NĐ-CP, ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt
hành chính trong hoạt động văn hóa:
Điều 27. Vi phạm các
quy định về giấy phép hoạt động quảng cáo
1. Phạt tiền từ
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi băng-rôn quảng cáo không có giấy phép.
2. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo bằng
thùng hàng có diện tích từ 0,5 m² trở lên gắn trên mỗi xe máy mà không có giấy
phép;
b) Quảng cáo bằng
băng - rôn đã hết thời hạn ghi trong giấy phép mà không tự tháo dỡ;
c) Quảng cáo bằng áp
- phích không ghi tên người xuất bản, tên cơ sở in.
3. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi m2 vượt quá diện tích quy định
trong giấy phép quảng cáo trên bảng, biển quảng cáo.
4. Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không ghi số giấy
phép, thời hạn giấy phép, tên tổ chức, cá nhân xin giấy phép quảng cáo trên
bảng, biển quảng cáo hoặc các hình thức tương tự;
b) Quảng cáo trên
bảng, biển, hộp đèn có diện tích dưới 40 m², vật phát quang, vật thể trên
không, vật thể dưới nước mà không có giấy phép thực hiện quảng cáo;
c) Quảng cáo quá diện
tích được phép trên phương tiện giao thông và vật thể di động khác;
d) Tổ chức, cá nhân
kinh doanh dịch vụ quảng cáo đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở tỉnh,
thành phố khác mà không thông báo cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi đặt
chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.
5. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo trong
lĩnh vực y tế trái với quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 24/2003/NĐ-CP
ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ;
b) Quảng cáo trong
lĩnh vực nông nghiệp trái với quy định tại khoản 6 Điều 17 Nghị định số
24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ;
c) Quảng cáo trên
bảng, biển quảng cáo đã hết hạn quy định trong giấy phép mà không tự tháo dỡ;
d) Quảng cáo trên các
phương tiện giao thông và vật thể di động tương tự khác mà không có giấy phép;
đ) Quảng cáo trên
phim nhựa, băng đĩa phim, băng đĩa ca nhạc, sân khấu, mà chưa được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép lưu hành các sản phẩm đó duyệt và cho phép;
e) Chuyển nhượng giấy
phép thực hiện quảng cáo cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của
tổ chức, cá nhân khác để thực hiện quảng cáo;
g) Đưa sản phẩm quảng
cáo lên màn hình điện tử mà không gửi trước sản phẩm đó đến Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch sở tại theo quy định.
6. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Treo, dựng, đặt,
gắn bảng, biển quảng cáo có diện tích từ 40 m² trở lên hoặc đặt màn hình quảng
cáo mà không có giấy phép thực hiện quảng cáo;
b) Văn phòng đại
diện, chi nhánh của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo có
thay đổi về tên gọi, quốc tịch, họ tên người đại diện, số người nước ngoài làm
việc tại văn phòng đại diện, chi nhánh, nội dung hoạt động, địa điểm đặt trụ sở
của văn phòng đại diện, chi nhánh mà không thông báo cho cơ quan cấp phép biết.
c) Quảng cáo cho hoạt
động mà theo quy định phải có giấy phép nhưng chưa được cấp giấy phép đã quảng
cáo.
7. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng biểu trưng, nhãn
hiệu thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào để quảng cáo cho hàng hoá, dịch vụ
thuộc loại cấm quảng cáo;
8. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tổ chức, cá nhân
nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc thực hiện quảng cáo ở Việt Nam mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền của Việt Nam
cho phép;
b) Văn phòng đại diện
của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo đã hết thời hạn
hoạt động ghi trong giấy phép nhưng vẫn tiếp tục hoạt động.
9. Hình thức xử phạt
bổ sung:
a) Tịch thu tang vật
vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2, điểm đ khoản 5,
điểm a khoản 6, khoản 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng
giấy phép không thời hạn đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 5 Điều này.
10. Biện pháp khắc
phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ hoặc
xóa sản phẩm quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm b và c khoản 2, điểm b
khoản 4, các điểm c và d khoản 5, điểm a khoản 6, khoản 7 Điều này;
b) Buộc ghi đủ thông
tin trên bảng, biển quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều
này.
Điều 28. Vi phạm các quy
định về hình thức quảng cáo
1. Phạt cảnh cáo hoặc
phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi dùng âm thanh
quảng cáo cho việc bán báo hoặc bán hàng rong, rao vặt gây ồn tại nơi công
cộng.
2. Phạt tiền từ
500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi dùng ma-nơ-canh hoặc các hình
thức tương tự để trưng bày quảng cáo hàng hoá gây mất mỹ quan.
3. Phạt tiền từ
1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc quảng cáo dưới mọi
hình thức.
4. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo sản phẩm
hàng hoá do tổ chức, cá nhân nước ngoài không hoạt động ở Việt Nam sản xuất mà
không ký kết hợp đồng quảng cáo với tổ chức, cá nhân Việt Nam làm dịch vụ quảng
cáo;
b) Trên một sản phẩm
quảng cáo có cả tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài
mà tiếng nước ngoài viết trước tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam
hoặc khổ chữ tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam lớn hơn khổ
chữ tiếng Việt;
c) Quảng cáo nói xấu,
so sánh hoặc gây nhầm lẫn với hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của người
khác;
d) Dùng danh nghĩa,
hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo mà không được phép của tổ chức,
cá nhân đó;
đ) Quảng cáo biểu
trưng, nhãn hiệu chung cho nhiều loại hàng hoá, dịch vụ mà trong đó có loại
hàng hoá, dịch vụ cấm quảng cáo nhưng không ghi rõ loại hàng hoá, dịch vụ cần
quảng cáo mà pháp luật không cấm quảng cáo;
5. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo trên báo
chí không có dấu hiệu phân biệt với những thông tin không phải là quảng cáo;
b) Dùng âm thanh
quảng cáo trên màn hình điện tử đặt ngoài trời;
c) Treo, đặt, dán,
dựng sản phẩm quảng cáo của nhà tài trợ trong các hoạt động văn hoá, thể thao,
hội nghị, hội thảo quá số lượng được phép theo quy định;
6. Hình thức xử phạt
bổ sung:
Tịch thu tang vật vi
phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
7. Biện pháp khắc
phục hậu quả:
Buộc phải tháo dỡ sản
phẩm quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4, các điểm b và c
khoản 5 Điều này.
Điều 29. Vi phạm các
quy định về địa điểm, vị trí quảng cáo
1. Phạt cảnh cáo hoặc
phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với mỗi áp - phích, tờ rơi, tờ
gấp quảng cáo không đúng nơi quy định, không ghi rõ số lượng, nơi in.
2. Phạt tiền từ
200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mỗi băng - rôn quảng cáo không đúng nơi
quy định trong giấy phép.
3. Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo làm ảnh
hưởng đến sự trang nghiêm tại nơi làm việc của cơ quan nhà nước;
b) Treo, dựng, đặt,
gắn bảng, biển quảng cáo không đúng địa điểm, vị trí đã quy định trong giấy
phép.
4. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo tại địa điểm cấm
quảng cáo.
5. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Treo, dựng, đặt,
gắn bảng, biển quảng cáo trong hành lang an toàn giao thông, phạm vi bảo vệ
công trình giao thông, lưới điện, công trình viễn thông, đê điều gây ảnh hưởng
đến an toàn giao thông, an toàn lưới điện, công trình viễn thông, đê điều;
b) Quảng cáo số điện
thoại, địa chỉ của người làm dịch vụ không đúng nơi quy định; viết, vẽ, dán,
quảng cáo lên tường, gốc cây, cột điện và các vật thể khác làm mất mỹ quan đô
thị, cảnh quan môi trường.
6. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tái phạm quy định tại điểm
b khoản 5 Điều này.
7. Hình thức xử phạt
bổ sung:
Tịch thu tang vật vi
phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
8. Biện pháp khắc
phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ, xóa
các sản phẩm quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và
6 Điều này;
b) Cắt liên lạc điện
thoại đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5, khoản 6 Điều này;
c) Buộc thu dọn
áp-phích, tờ rơi, tờ gấp không đúng nơi quy định đối với hành vi quy định tại
khoản 1 Điều này.
Điều 30. Vi phạm các
quy định về nội dung quảng cáo
1. Phạt tiền từ
500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với mỗi tranh, ảnh, áp - phích, tờ rơi, tờ
gấp, dù che, xe đẩy, dây cờ và những hình thức tương tự để quảng cáo hàng hoá,
dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo.
2. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo về kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ sinh lời mà dùng màu cờ Tổ quốc làm nền hoặc chăng
ngang đường giao thông;
b) Quảng cáo không rõ
ràng, không sạch đẹp, ảnh hưởng đến mỹ quan;
c) Quảng cáo dùng từ
ngữ không lành mạnh.
3. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo bằng
áp-phích, tờ rơi, tờ gấp và các hình thức tương tự mà có nội dung cấm quảng
cáo;
b) Kinh doanh loại
hàng hoá có quảng cáo cho hàng hoá, dịch vụ cấm quảng cáo;
4. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo trên
bảng, biển quảng cáo có hình dáng, màu sắc, hình thức thể hiện tương tự các tín
hiệu giao thông, biển báo công cộng;
b) Dùng hình ảnh đồng
tiền Việt Nam
để quảng cáo;
c) Quảng cáo không
dùng tiếng nói, chữ viết Việt Nam
trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Quảng cáo.
5. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa đổi làm sai
lệch nội dung quảng cáo đã duyệt trong giấy phép;
b) Quảng cáo hàng hoá
chưa được phép kinh doanh, dịch vụ chưa được phép thực hiện tại thời điểm quảng
cáo;
c) Quảng cáo hàng
hoá, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo trên thùng hàng gắn trên xe máy, phương
tiện giao thông, vật thể di động khác, hoặc đặt cố định tại nơi công cộng;
d) Sử dụng biểu trưng,
nhãn hiệu thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào để quảng cáo cho hàng hoá, dịch vụ
thuộc loại cấm quảng cáo;
đ) Quảng cáo rượu có
độ cồn từ 30 độ trở lên;
e) Quảng cáo có tính
chất kích thích bạo lực, kinh dị.
6. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo sai sự
thật, sai chất lượng hàng hoá đã đăng ký;
b) Lợi dụng quảng cáo
để xúc phạm danh dự, uy tín hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân;
c) Quảng cáo có nội
dung so sánh làm giảm uy tín, chất lượng hàng hoá của tổ chức, cá nhân khác;
d) Sản xuất loại hàng
hoá có quảng cáo cho hàng hoá, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo;
đ) Quảng cáo có tính
chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
e) Quảng cáo hàng
hoá, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo trừ các trường hợp quy định tại khoản 1,
các điểm a và b khoản 3, điểm c khoản 4 Điều này.
7. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo làm tiết
lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an
ninh và an toàn xã hội.
b) Sử dụng Quốc kỳ,
Quốc ca, Quốc huy, ảnh lãnh tụ, Đảng kỳ, Quốc tế ca để quảng cáo;
8. Hình thức xử phạt
bổ sung:
Tịch thu tang vật vi
phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3, điểm a
khoản 4, khoản 5, điểm d khoản 6 và khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc
phục hậu quả:
Buộc xóa hoặc tháo dỡ
sản phẩm quảng cáo vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4,
5, 6 và 7 Điều này.
Điều 31. Vi phạm các
quy định về quảng cáo sản phẩm chưa được phép xuất bản, phát hành, phổ biến.
Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo cho phim nhựa,
băng đĩa phim, băng đĩa ca nhạc, sân khấu, tác phẩm nghệ thuật chưa được phép
xuất bản, chưa được phép phát hành, phổ biến hoặc công diễn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét