Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Thông tư hướng dẫn, quy định về bảng quảng cáo



UBND.........
PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN


 
Số: 13 /HD-VHTT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
              ........., ngày 30  tháng 7 năm 2012

HƯỚNG DẪN
Các hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo và viết đặt biển hiệu.
                                                                               

Căn cứ Pháp lệnh quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số 24/NĐ-CP, ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo;
Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ - CP, ngày 06/11/2009 của Chính phủ, về việc ban hành quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng;
Để đảm bảo môi trường văn hóa lành mạnh, mỹ quan đô thị, đảm bảo hành lang an toàn giao thông, phòng Văn hóa và Thông tin xây dựng Hướng dẫn các hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo và viết đặt biển hiệu trên địa bàn huyện như sau:
1. Hoạt động quảng cáo
a) Nội dung quảng cáo
- Nội dung quảng cáo bao gồm thông tin quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ.
- Thông tin quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
 b) Hình thức quảng cáo
- Hình thức quảng cáo là sự thể hiện sản phẩm quảng cáo bằng tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, mầu sắc, ánh sáng, hình ảnh, hành động, âm thanh và các hình thức khác.
  - Hình thức quảng cáo phải rõ ràng, dễ hiểu, có tính thẩm mỹ.
  - Hình thức quảng cáo phải có dấu hiệu phân biệt những thông tin quảng cáo với những thông tin không phải là quảng cáo để không gây nhầm lẫn cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
- Sản phẩm quảng cáo thể hiện trên bảng, biển, pa-nô, băng-rôn và các hình thức tương tự phải ghi số giấy phép, thời hạn giấy phép, tên người xin phép thực hiện quảng cáo.
- Sản phẩm quảng cáo thể hiện trên áp-phích phải ghi số giấy phép xuất bản, tên người xin phép xuất bản, tên cơ sở in, số lượng in.
 c) Tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo:
- Tiếng nói, chữ viết dùng trong quảng cáo là tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:
+ Từ ngữ đã được quốc tế hoá, thương hiệu hoặc từ ngữ không thay thế được bằng tiếng Việt;
+ Quảng cáo thông qua sách, báo, ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài.
- Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì viết tiếng Việt trước, tiếp đến tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài và khổ chữ tiếng dân tộc thiểu số, khổ chữ tiếng nước ngoài không được lớn hơn khổ chữ tiếng Việt.
Việc quảng cáo trên các phương tiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo, về quy hoạch đô thị và nông thôn, bảo đảm mỹ quan đô thị, cảnh quan, môi trường, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
d) Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép thực hiện quảng cáo:
- Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên mạng thông tin máy tính, kênh, chương trình phát thanh, kênh, chương trình truyền hình chuyên quảng cáo và đối với phụ trang, phụ bản chuyên quảng cáo.
- Sở Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên bảng, biển, pa-nô, băng-rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác.
e) Một số hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo:
- Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
- Quảng cáo có tính chất kích thích bạo lực, kinh dị; dùng từ ngữ không lành mạnh;
- Dùng hình ảnh người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam;
- Quảng cáo không đúng chất lượng hàng hoá, dịch vụ; không đúng địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Ép buộc quảng cáo dưới mọi hình thức;
- Quảng cáo hạn chế tầm nhìn của người tham gia giao thông; làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm tại nơi làm việc của các cơ quan nhà nước; dùng âm thanh gây tiếng ồn vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam;
- Quảng cáo nói xấu, so sánh hoặc gây nhầm lẫn với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ của người khác; dùng danh nghĩa, hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo mà không được sự chấp thuận của tổ chức, cá nhân đó;
- Quảng cáo thuốc chữa bệnh cho người bán theo đơn của thầy thuốc; thuốc chưa được cấp đăng ký hoặc hết hạn đăng ký, đã loại ra khỏi danh mục thuốc cho phép sử dụng; thuốc đã được đăng ký nhưng bị đình chỉ lưu hành; các thiết bị dụng cụ y tế chưa được phép sử dụng, dịch vụ y tế chưa được phép thực hiện tại Việt Nam;
- Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ khác mà pháp luật cấm quảng cáo.
2. Viết đặt biển hiệu
Việc viết, đặt, treo, dán, dựng, lắp biển hiệu, sau đây gọi chung là viết, đặt biển hiệu, tại trụ sở, nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân dưới các hình thức bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn néon uốn chữ (neonsight) hoặc các hình thức khác, nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam không phải xin phép nhưng phải tuân theo những quy định sau:
a) Mỹ quan, chữ viết, vị trí và nội dung biển hiệu
- Mỹ quan, chữ viết biển hiệu:
+ Biển hiệu phải bảo đảm mỹ quan;
+ Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.
b) Vị trí biển hiệu:
Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.
c) Nội dung biển hiệu:
- Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
- Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã;
- Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ);
- Địa chỉ giao dịch, số điện thoại (nếu có);
- Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào.
Trên đây là Hướng dẫn về các hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo và viết đặt biển hiệu của phòng Văn hóa và Thông tin huyện. Đề nghị UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai tới các chủ hộ kinh doanh trên địa bàn thực hiện đảm bảo đúng theo các quy định của pháp luật./.


Nơi nhận:
- Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch;
- Lãnh đạo UBND huyện;
- UBND các xã, thị trấn;
- Các cơ quan liên quan;
- Lưu: VH.
TRƯỞNG PHÒNG

(Đã ký)










Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến

Cao Hà thủ Ô

Cao Hà thủ Ô
Cao Hà thủ Ô, cây thuốc nam

Nón Bảo Hiểm Thái Lan

Nón Bảo Hiểm Thái Lan
Nón Bảo Hiểm Kín Hàm

Google Analytics

Tổng số lượt xem trang