Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Thủ tục, điều kiện xin phép treo biển quảng cáo bên hông nhà cao tầng

Hỏi: Tôi có ngôi nhà 4 tầng ở đường Lê Văn Lương, hai bên hông nhà không bị che lấp nên muốn đặt biển quảng cáo về đồ dùng gia đình do công ty của tôi sản xuất. Theo quy định pháp luật, tôi cần đáp ứng những điều kiện và tiến hành những thủ tục gì? Trần Minh

Trả lời

Việc quảng cáo nêu trên thuộc loại hình quảng cáo hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ; quảng cáo bằng bảng, biển đặt tại hông tường nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để được cấp giấy phép thực hiện quảng cáo loại hình này, cá nhân, tổ chức có nhu cầu phải đáp ứng các điều kiện và tiến hành một số thủ tục quy định tại Điều 15, 16 và Điều 27 Pháp lệnh Quảng cáo; Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội (ban hành theo Quyết định 94/2009/QĐ-UB ngày 24/8/2009 của UBND thành phố Hà Nội), cụ thể như sau:

Quảng cáo hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm tra về chất lượng hoặc thuộc danh mục phải có chứng nhận chất lượng phải có giấy chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa; trường hợp tự công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa thì phải có văn bản tự công bố; trường hợp hàng hóa là đối tượng sở hữu trí tuệ thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ.

Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Việc thực hiện quảng cáo trên bảng, biển phải có giấy phép thực hiện quảng cáo do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp và người quảng cáo phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Tại mỗi hông tường của ngôi nhà được đặt 1 biển quảng cáo, diện tích dưới 40m2. Hồ sơ xin phép quảng cáo nộp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, gồm các loại giấy tờ: đơn xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo; bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo; bản sao giấy tờ chứng minh sự phù hợp của hàng hóa với tiêu chuẩn và kỹ thuật theo quy định của pháp luật về chất lượng hàng hóa; mẫu (ma-két) sản phẩm quảng cáo in màu có chữ ký của cá nhân xin phép thực hiện quảng cáo hoặc có đóng dấu nếu người xin phép là tổ chức (quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT- BVHTT- BYT-NN-BXD ngày 28/2/2007). Thời hạn đối với loại hình quảng cáo nêu trên trong một lần cấp phép không quá 3 năm.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

CÓ MỘT NƠI NHƯ THẾ…



“Em ơi, người ‘bình thường’ có ăn có học còn không tìm được việc làm… Tật nguyền yếu đuối như em mà còn gắng đi học làm gì cho khổ cái thân?”
“Đã ‘què quặt’ như vậy chẳng làm được cái tích sự gì cho gia đình mà còn bày đặt đàn đúm hội họp làm gì cơ chứ!”
“Bác ơi khổ quá, thằng cháu nhà tôi giờ đi yêu một con bé tàn tật… đến thân nó nó còn lo chưa xong thì làm sao mà sinh con đẻ cái, mà chăm sóc gia đình cơ chứ!”
………
Có bao giờ bạn nghĩ rằng mình là một người khuyết tật cô đơn và tuyệt vọng bởi vì BẠN NGHĨ RẰNG mình chỉ là gánh nặng cho gia đình và xã hội, bởi vì BẠN NGHĨ RẰNG không ai hiểu bạn cũng là một CON NGƯỜI với tất cả khát khao được tham gia các hoạt động mà một người “bình thường” vẫn xem như chuyện hiển nhiên: được cơ hội học tập; được cơ hội làm việc và cống hiến cho xã hội; được yêu thương và có mái ấm hạnh phúc của riêng mình; được cơ hội tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội như thư viện, nhà hát, xe buýt, quán xá cuối tuần, …? Bạn cô đơn mà không biết làm sao. Bạn tuyệt vọng mà không hiểu vì lẽ nào. Bạn muốn làm một CÁI GÌ ĐÓ để thoát khỏi tình trạng hiện tại mà không biết phải bắt đầu từ đâu, không biết làm sao để tìm ra ai đó mà cùng nhau chia sẻ.
Có bao giờ bạn hiếu kỳ và muốn biết về tâm tư, suy nghĩ, tình cảm, khả năng và khát vọng SỐNG của người khuyết tật để hiểu thêm về họ mà không biết nên đến đâu? Bạn muốn gặp gỡ, trao đổi, muốn đặt ra bao nhiêu là câu hỏi mà vẫn e ngại rằng mình sẽ chạm vào nỗi mặc cảm của người khuyết tật. Bạn nghĩ “phải chi” có một nơi mình có thể hỏi han mọi lẽ mà không phải e ngại điều chi. Có bao giờ bạn muốn kiếm những thông tin, tài liệu liên quan đến các vấn đề khuyết tật mà không biết nên tìm đến nơi nào? Bạn hỏi loanh quanh mà mỗi nơi chỉ có một vài thông tin ít ỏi nên ứơc ao “giá mà” có một nơi mình có thể hỏi được mọi thông tin liên quan đến vấn đề khuyết tật.
Có một nơi như thế. Ở nơi đây, một người khuyết tật cô đơn sẽ tìm thấy sự chia sẻ cảm thông để có thể cùng nhau hát lên bài ca Khát Vọng. Ở nơi đây, một người khuyết tật buồn tủi sẽ thấy rằng “mỗi người đều có giá trị cá nhân” và “cuộc sống đẹp đẽ hơn lên chính là nhờ sự đa dạng”, sự đa dạng có được nhờ sự khác biệt.
Có một nơi như thế. Ở nơi đây, bạn có thể thoả mãn sự hiếu kỳ của mình mà không phải ngại đối mặt với sự tủi thân hay mặc cảm. Ở nơi đây, bạn có thể tìm thấy những thông tin liên quan đến khuyết tật mà bạn cần cũng như trao đổi trực tiếp với những người khuyết tật.
Vâng, có một nơi như thế. Đó là TRUNG TÂM KHUYẾT TẬT VÀ PHÁT TRIỂN – DRD. Địa chỉ là 91/6N Hoà Hưng, F12, Q.10, Tp.HCM. Điện thoại (08) 3868 2770 Email: info@drdvietnam. com Website: http://www.drdvietnam.com


  • Các bài tin hoạt động :
  • Các bài tin trên các trang báo:
  • các video:
Câu chuyện ước mơ phần 1 http://www.youtube.com/watch?v=Eb8L7DNzxvk
Câu chuyện ước mơ phần 2 http://www.youtube.com/watch?v=4AORBcMcH_s
Chương trình Khuyết tật và phát triển
Hội quán đời rất đẹp http://www.youtube.com/watch?v=FhC5c_xHUM0

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Đất Xanh nhận giải thưởng gian hàng ấn tượng tại Vietbuild

Từ ngày 23/04/2011 – 27/04/2011, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế xây dựng Vietbuild Đà Nẵng 2011 tại Trung tâm Hội Chợ Triển lãm Thành phố Đà Nẵng  ( Đường Cách Mạng Tháng 8, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng ), do Bộ Xây dựng và UBND TP. Đà Nẵng chỉ đạo và bảo trợ. Tập đoàn Đất Xanh cũng tham gia Vietbuild Đà Nẵng 2011 lần này.



Với chủ đề xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản và trang trí nội ngoại thất, Vietbuild Đà Nẵng 2011 thu hút sự tham gia của 270 đơn vị đến từ trong và ngoài nước như Hàn Quốc, Thái Lan, Italy, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Thuỵ Sỹ…. với 600 gian hàng sản phẩm của các doanh nghiệp trưng bày.
Nét mới tại Vietbuild Đà Nẵng 2011 là tập trung định hướng cho các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển sản phẩm mới, dịch vụ mới phù hợp với các công trình xây dựng mang tính chất lượng, hiện đại, quy mô, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng
Đây là nơi hội tụ đồng thời là “sân chơi” của các Công ty đầu tư phát triển bất động sản hàng đầu trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, các ngành xây dựng, trang trí nội thất… cũng đã góp mặt để cùng tạo nên quy mô hội chợ. 




Gian hàng Đất Xanh
Hội chợ cũng là dịp để người dân và các nhà đầu tư tham dự tìm kiếm thông tin và chọn mua những ngôi nhà mới cũng như các sản phẩm đầu tư sinh lợi tốt từ những nhà phát triển dự án hàng đầu Việt Nam.
Tại lễ khai mạc, ban tổ chức đã trao huy chương và cúp vàng cho các đơn vị xuất sắc đoạt giải thưởng V.TopBuild 2011 về chất lượng sản phẩm và gian hàng đẹp. Theo đó, Đất Xanh cũng vinh dự nhận cúp vàng “ Chất lượng sản phẩm ngành xây dựng Việt Nam” tại hội chợ Vietbuild năm nay.
Đồng thời, gian hàng của Đất Xanh còn được Ban tổ chức trao tặng giải thưởng:" Gian hàng đẹp - Quy mô và ấn tượng". Là 1 trong 5 gian hàng đẹp nhất của hội chợ VietBuild Đà Nẵng 2011 năm nay.


Bằng khen Gian hàng đẹp- Qui mô - Ấn tượng

V.Top Build 2011 - Cúp vàng chất lượng sản phẩm ngành xây dựng Việt Nam
Cũng trong dịp này, Đất Xanh đã giới thiệu đến khách hàng tham gia hội chợ các dự án bất động sản: Dự án Khu đô thị TM –DV- DL Suối Son (Đồng Nai), dự án căn hộ cao cấp AROMA (Bình Dương), dự án Sunny Villa ( Bình Thuận ), dự án Phố Đông Hoa Sen (TP. HCM), dự án Khu Du lịch và Biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Oceanami ( Vũng Tàu ), dự án Khu dân cư Liên Chiểu ( Đà Nẵng ),.. Những dự án tham gia hội chợ này sẽ là cơ hội tốt cho khách hàng tham quan có thể tiếp cận và lựa chọn được nhiều vị trí thuận lợi để đầu tư.



 Nhân viên Đất Xanh tư vấn cho khách hàng tham quan gian hàng Đất Xanh
Gian hàng Tập đoàn Đất Xanh tọa lạc Khu nhà A1 với nhiều thông tin hữu ích về các dự án Bất động sản tại phía Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Thời gian tham quan: 8h30 - 21h00 từ ngày 23/04/2011 – 27/04/2011. Triễn lãm vào cửa tự do.

Công ty TNHH Quảng Cáo Và Xây Dựng Gia Long hoạt động với các lãnh vực như: quảng cáo ngoài trời, trang trí nội ngoại thất, tổ chức sự kiện, triển lãm hội chợ...Trong thời gian qua chúng tôi đã cố gắng và nỗ lực phục vụ khách hàng thật chu đáo với các khách hàng tiêu biểu như: Thế giới đi động, Viễn thông A, Ngân hàng quốc VIB Bank, Phương Đông Bank, Sài Gòn Bank... Trong đó Đất Xanh là một đối tác quan trọng và chiến lược trong nhiều năm qua của công ty chúng tôi. Tấm bằng khen của Đất Xanh được nhận với chúng tôi nó cũng là phần thưởng cho biết bao sự cố gắng của tập thể công nhân viên trong công ty chúng tôi. Với tấm bằng khen gian hàng đẹp - quy mô & ấn tượng chúng tôi nhận thấy mình cần phải học hỏi hơn nữa để đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. 
Chúng tôi xin giới thiệu một vài hình ảnh đã thi công của Đất Xanh
Công đoạn thi công phần thô dựng ván MDF

Bắt đầu hoàn thiện các vị trí ráp nối

Hoàn tất gian hàng bằng thảm trài sàn.

 Video công trình này.



Hình ảnh gian hàng Đất Xanh năm 2010

Chưa ngã ngũ việc bỏ cấp phép quảng cáo ngoài trời bằng hậu kiểm



Về phương thức quản lý hoạt động quảng cáo trên bảng và băng rôn quảng cáo ngoài trời, trong khi Ban soạn thảo dự án Luật Quảng cáo do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì giữ quan điểm bỏ cấp phép bằng hậu kiểm, thì ở các sở, nhiều ý kiến muốn níu giữ!
Được “trình làng” từ năm 2009 với phương án bỏ cấp phép quảng cáo ngoài trời bằng hậu kiểm, hai năm qua, dự án Luật Quảng cáo “đụng” nhiều ý kiến trái chiều, trong đó không ít ý kiến còn “đe” hậu quả khó lường nếu quyết bỏ. Sau hai năm chỉnh sửa, bản dự thảo lần này để ngỏ hai phương án. Phương án 1 quy định: “Trước khi thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn, tổ chức, cá nhân phải thông báo cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch sở tại”. Theo phương án này, bỏ hình thức cấp phép, cá nhân, tổ chức chỉ cần thông báo cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sau đó sẽ được hậu kiểm. Phương án 2 quy định: “Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn phải có giấy phép thực hiện quảng cáo”.
Cấp phép: Tiền kiểm chiếu lệ
Dù đưa ra hai phương án lựa chọn, song ý của cơ quan soạn thảo muốn hướng việc áp dụng phương án 1 là bỏ cấp phép bằng hậu kiểm. Lý giải cho phương án này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, thủ tục cấp phép quảng cáo là hoạt động nhằm kiểm soát nội dung, hình thức của sản phẩm quảng cáo trước khi thực hiện. Tuy nhiên, nội dung, hình thức quảng cáo đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật nên phần lớn các phương tiện quảng cáo hiện nay, trong đó báo chí là phương tiện quảng cáo chiếm tỷ trọng lớn nhất đều tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động quảng cáo của mình.
Hơn nữa, khi cấp phép thì yếu tố cảm tính của nhà quản lý duyệt nội dung quảng cáo vẫn thể hiện khá rõ, nhất là đối với các nội dung quảng cáo có liên quan đến những khái niệm không cụ thể như thẩm mỹ, thuần phong mỹ tục... Vì vậy, có nhiều trường hợp nội dung quảng cáo được cấp phép nhưng không được sự đồng tình của người quảng cáo và công chúng.
“Việc xóa bỏ cấp phép thực hiện quảng cáo trên phương tiện này sẽ thúc đẩy người quảng cáo phải nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, tự chịu trách nhiệm về các nội dung quảng cáo của mình và thực hiện chiến lược quảng cáo một cách có hiệu quả, phù hợp yêu cầu của công chúng và quy định của pháp luật” – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định.


Quảng cáo ngoài trời cần được hậu kiểm chặt, hơn là tiền kiểm chiếu lệ.

Ở khía cạnh khác, thủ tục cấp phép quảng cáo đã và đang là rào cản cho hoạt động của các doanh nghiệp. Theo quy định, khi thực hiện quảng cáo trên bảng, biển, panô, doanh nghiệp phải hoàn tất tối thiểu 8 loại giấy tờ. Khi thực hiện cùng một sản phẩm quảng cáo ở nhiều địa phương, doanh nghiệp phải xin cấp phép tại cơ quan quản lý quảng cáo ở tất cả các tỉnh, thành phố dự định thực hiện, có nhiều trường hợp cơ quan quản lý ở các địa phương có ý kiến khác nhau gây bức xúc, khiếu kiện. Một mặt, giấy phép quảng cáo không phải là một giấy bảo đảm về chất lượng sản phẩm, vấn đề này đã có các văn bản chuyên ngành về quản lý chất lượng hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng điều chỉnh thể hiện qua các giấy phép lưu hành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Với việc quy định chặt chẽ trong Luật Quảng cáo và các văn bản hướng dẫn về điều kiện và các nội dung bắt buộc phải thể hiện trong sản phẩm quảng cáo của các loại hàng hóa đặc biệt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân như sữa, mỹ phẩm, thuốc dùng cho người… thì việc kiểm soát nội dung quảng cáo trên bảng, biển, panô nên được quản lý bằng phương pháp hậu kiểm như các phương tiện quảng cáo khác.
Theo hướng này, Ban soạn thảo cho rằng, mức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định mới là cao, đủ sức răn đe khi thực hiện hậu kiểm, đồng thời “việc bãi bỏ cấp phép đối với nội dung quảng cáo trên các phương tiện bảng quảng cáo, băng rôn và quản lý thông qua phương pháp hậu kiểm là hoàn toàn khả thi”.
Quan điểm được cho đổi mới này nhận được sự tán thành của cơ quan quản lý. Ông Nguyễn Đình Cung, tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư thừa nhận, bỏ giấy phép là xu thế tất yếu. Việc quảng cáo lâu nay lộn xộn chứng tỏ cơ chế quản lý bằng giấy phép không có hiệu quả, bỏ giấy phép quảng cáo và thay vào đó bằng phương pháp hậu kiểm chính là xu thế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, phù hợp yêu cầu cải cách thủ tục hành chính. Một tính toán tại TP Hồ Chí Minh cho thấy, để thực hiện một hợp đồng quảng cáo treo biển hiệu phủ kín địa bàn phải qua 25 “cửa”, chi phí “lo lót” ở các cửa rất nhiêu khê nhưng rốt cuộc, biển quảng cáo “bẩn” vẫn lọt lưới.
Tuy nhiên, phía ngược lại, nhiều Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương lại lắc đầu trước phương án được cho là đổi mới này. Các ý kiến này lập luận, quảng cáo ngoài trời hiện rất lộn xộn, nếu bỏ cấp phép khiến tình hình này càng phức tạp hơn. Sở muốn tiếp tục được giao quyền thẩm định, cấp phép. Có ý kiến còn “răn đe”, nếu bỏ cấp phép sẽ tạo kiểu tùy tiện thích là treo biển, gây phức tạp khó lường…
Mấu chốt ở mục đích đạt được
Theo chúng tôi, mặc dù còn những ý kiến khác nhau song việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra hướng bỏ cấp phép bằng hậu kiểm là cần thiết, đó là cách làm phù hợp xu thế phát triển. Giữ hay bỏ, suy cho cùng là mục đích đạt được. Nếu mục đích việc cấp phép không đạt được, chỉ tạo sự nhiêu khê, phức tạp, tiêu cực thì việc để tồn tại giấy phép chỉ làm rối tình hình. Trong các ý kiến của địa phương, cũng cần xem động cơ góp ý, bởi một khi lợi ích cá nhân, cục bộ còn ăn theo các “cửa” cấp phép quảng cáo, rõ ràng không ai muốn bỏ! Quan trọng là hậu kiểm chặt, theo đó nếu quảng cáo không phù hợp, nội dung sai trái sẽ bị xử phạt và buộc tháo dỡ.
Phải vì cái chung, vì xu thế phát triển, cách làm nào vừa tạo sự thông thoáng, tiến bộ mà đảm bảo hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước thì cần được lựa chọn



Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Pano quảng cáo 'trơ xương' ngoài trời

Dọc trên tuyến xa lộ Hà Nội và quốc lộ 51 từ TP HCM đi Vũng Tàu, nhiều khung quảng cáo bị bỏ trống hoác giữa trời. Nguyên nhân là kinh tế khó khăn, các công ty cắt giảm ngân sách tiếp thị quảng bá.

Hình ảnh thường thấy trên tuyến đường cửa ngõ vào Sài Gòn (xa lộ Hà Nội): pano trắng hoặc trơ khung sắt. Chi phí thuê mặt bằng một pano quảng cáo ngoài trời tùy vị trí, khoảng 60 USD một m2 mỗi năm chưa bao gồm chi phí đèn điện thắp sáng (300 USD một năm), thiết kế mẫu...
Trơ khung sắt nhưng không quên để lại số điện thoại để mời gọi quảng cáo.
Khu vực ngã ba Vũng Tàu, pano quảng cáo cũng "thủng lỗ chỗ", nơi có thông tin, chỗ trơ "xương".
Thủng lỗ hoặc trơ xương.
Đoạn Xa lộ Hà Nội qua Thủ Đức có tới 4-5 tấm quảng cáo (khoanh tròn màu đỏ) bị bỏ không.
Theo ông Đỗ Kim Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo quảng cáo Việt Nam, nhìn chung thị trường marketing đang gặp khó khăn, các công ty cắt giảm truyền thông và quảng cáo. Ông Dũng nhìn nhận thị trường quảng cáo Việt Nam năm nay chỉ tăng trên dưới 10% (trong khi mọi năm khoảng 15-20%).

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN ĐỊA BÀN

Căn cứ Thông tư liên tịch số 85/2008/TTLT-BVHTTDL-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về cấp phép, đăng ký, thực hiện quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Công văn số 1256/STP-VB ngày 08 tháng 5 năm 2009; đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1838/TTr-SVHTTDL ngày 14 tháng 5 năm 2009,

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
Số: 39/2009/QĐ-UBND
TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 6 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Quảng cáo ngày 16 tháng 11 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BVHTT-BYT-BNN-BXD ngày 28 tháng 02 năm 2007 của Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép thực hiện quảng cáo một cửa liên thông;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 85/2008/TTLT-BVHTTDL-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về cấp phép, đăng ký, thực hiện quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Công văn số 1256/STP-VB ngày 08 tháng 5 năm 2009; đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1838/TTr-SVHTTDL ngày 14 tháng 5 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 108/2002/QĐ-UB ngày 25 tháng 9 năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện và các tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận
- Như Điều 3;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- UB Mặt trận Tổ quốc VN và các đoàn thể TP;
- VP Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND TP;
- Hội Quảng cáo thành phố;
- Báo, Đài thành phố;
- VPUB: Các PVP, các Phòng CV;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu VT, (VX/T) P.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH


(đã ký)

Nguyễn Thị Thu Hà
QUY ĐỊNH
VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 39 /2009/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2. Quy định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về quảng cáo; đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi chung là tổ chức, cá nhân) có liên quan đến hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3. Quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo như dù che, xe đẩy, thùng hàng, mái hiên, dây cờ, quần áo, mũ, túi xách, tặng phẩm, bao bì không phải xin phép nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 2. Hình thức, phương tiện quảng cáo
1. Quảng cáo ngoài trời gồm: pa-nô, hộp đèn, băng-rôn, trụ đèn, trạm dừng, nhà chờ xe buýt, trụ điện thoại, nhà thi đấu thể dục thể thao, sân vận động, màn hình điện tử và các loại hình quảng cáo ngoài trời cố định và di động khác.
2. Quảng cáo trên các vật thể trên không, trên bộ, dưới nước, người chào hàng giới thiệu sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa; chương trình hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội, thi đấu thể thao; chương trình quảng bá sự kiện kinh tế - xã hội.
3. Quảng cáo trên báo chí gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử; mạng thông tin máy tính; xuất bản phẩm gồm phim, ảnh, băng hình, đĩa hình, băng âm thanh, đĩa âm thanh.
4. Quảng cáo trên hàng hóa.
5. Quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Những nguyên tắc chung trong hoạt động quảng cáo
1. Việc cấp phép thực hiện quảng cáo phải dựa vào cơ sở quy hoạch quảng cáo trên địa bàn thành phố đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
2. Chỉ được thực hiện hoạt động quảng cáo khi có giấy phép của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh.
Trường hợp quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm thì thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 85/2008/TTLT-BVHTTDL-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về cấp phép, đăng ký, thực hiện quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo ở các tỉnh, thành phố khác hoặc do Trung ương quản lý muốn hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phải có giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp.
4. Tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với mọi sự cố do phương tiện quảng cáo không an toàn của mình gây ra.
Điều 4. Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo
1. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật Nhà nước, phương hại đến độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội và quan hệ quốc tế.
2. Quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
3. Sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca hoặc giai điệu Quốc ca; hình ảnh lãnh tụ, người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam; hình ảnh đồng tiền Việt Nam; hình ảnh biển báo giao thông; danh xưng cơ quan Đảng, chính quyền (Ban Chấp hành Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân…) để quảng cáo.
4. Quảng cáo gian dối, không trung thực, không đúng chất lượng hàng hóa, dịch vụ; không đúng địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
5. Quảng cáo làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị, cảnh quan, môi trường và trật tự an toàn giao thông như: quảng cáo hạn chế tầm nhìn của người tham gia giao thông; dùng các loại phương tiện giao thông chở người, mô hình sản phẩm, biển, bảng diễu hành trên đường phố; dùng hình ảnh sản phẩm minh họa quảng cáo, ma-nơ-canh trưng bày quần, áo lót, băng vệ sinh, tã lót ở nơi công cộng hoặc mặt tiền nơi sản xuất, kinh doanh.
6. Lợi dụng quảng cáo để xúc phạm danh dự, uy tín hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
7. Quảng cáo sản phẩm hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép thực hiện tại thời điểm quảng cáo.
8. Đăng hoặc đóng kèm ở trang bìa một của báo in, phát ngay sau nhạc hiệu, hình hiệu của đài phát thanh, đài truyền hình.
9. Quảng cáo cho báo chí, tác phẩm, chương trình nghệ thuật chưa được phép phát hành hoặc công diễn.
10. Quảng cáo sản phẩm không phù hợp với việc học tập, giảng dạy trên sách giáo khoa, tập, vở học sinh.
11. Quảng cáo rao vặt bằng hình thức in, sơn, vẽ, treo, dán trực tiếp lên tường nhà, tường rào, gốc cây, trụ điện, trụ đèn chiếu sáng.
12. Dùng âm thanh gây tiếng ồn quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam.
13. Tán phát các loại tờ gấp, tờ rơi quảng cáo ngoài đường, nơi công cộng không phải là nơi bán, trưng bày và giới thiệu sản phẩm hoặc tại những vị trí đã được quy hoạch.
14. Quảng cáo bằng băng-rôn, pa-nô phục vụ cho các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội khi chưa có ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố.
15. Treo băng-rôn, pa-nô phục vụ chương trình hội nghị, hội thảo, khai trương, khai giảng, họp báo, khánh thành, phát thưởng, kỷ niệm ngày thành lập, giới thiệu dịch vụ, sản phẩm… tại địa điểm khác ngoài địa điểm được phép kinh doanh, tổ chức.
16. Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật cấm kinh doanh hoặc cấm quảng cáo.
Chương II
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Vị trí, địa điểm, khu vực cấm hoạt động quảng cáo
1. Nơi đặt tượng đài, bia tưởng niệm; nơi dành riêng cho việc cổ động chính trị; nơi niêm yết các văn bản của Nhà nước; trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, cơ quan ngoại giao; bảo tàng, di tích lịch sử, khu đặt bia tưởng niệm, đình, đền, chùa, nhà thờ, thánh thất, khu quân sự, nghĩa trang, mặt đường.
2. Bảng quảng cáo thương mại đặt tại trường học, bệnh viện.
3. Quảng cáo ngoài trời bằng pa-nô và các hình thức quảng cáo khác đặt trên, che kín nóc chợ, nóc nhà, nóc cao ốc, các công trình kiến trúc khác; tại vòng xoay, giao lộ, đầu cầu; đặt trước, đặt phía trên che khuất các quảng cáo khác đã có trước.
4. Phương tiện quảng cáo giăng, mắc ngang qua đường giao thông, hành lang an toàn giao thông, giao lộ không đồng mức; trên dải phân cách làm che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông; tại vị trí che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông; trên đê bao; trong phạm vi an toàn lưới điện, an toàn phòng cháy, chữa cháy, trật tự, an toàn xã hội khác.
5. Quảng cáo trên các mặt bên ngoài phương tiện giao thông, phương tiện vận tải.
Điều 6. Điều kiện, kích thước phương tiện quảng cáo
1. Đối với bảng quảng cáo:
a) Bảng quảng cáo đặt trên xa lộ: khoảng cách mỗi bảng từ 500m trở lên, đặt trên đất trống, cách nhà chung quanh trên 20m, hình thức thể hiện bằng 1 hoặc 2 chân trụ tròn. Chiều cao tối đa mỗi bảng không quá 20m kể cả chân trụ, mặt bảng cao tối đa 6m, ngang tối đa 16m.
b) Bảng quảng cáo có diện tích trên 40m2 phải có văn bản thỏa thuận xây dựng của Sở Xây dựng.
c) Bảng ốp tường tại các cao ốc phải được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt vị trí.
2. Đối với trụ hộp đèn đặt trên lề đường:
a) Chỉ đặt trụ hộp đèn tại những tuyến đường có chiều ngang từ 25m trở lên, lề đường rộng trên 5m, mỗi trụ cách nhau từ 200m trở lên. Mép ngoài hộp đèn đặt cách mép lề đường từ 0,5m trở vô; trụ hộp đèn đặt cách giao lộ trên 20m.
b) Kích thước các trụ hộp đèn: chiều cao tối đa từ chân đến đỉnh trụ là 5m (kể cả phần hộp đèn), hộp đèn ngang 2,5m x 1,2m, hộp đèn đứng 1,8m x 1,2m. Mặt dưới hộp đèn cách mặt đất tối thiểu 3m.
3. Kích thước hộp đèn, bảng quảng cáo treo gắn tại các cửa hàng kinh doanh được quy định như sau:
a) Nhà có chiều ngang mặt tiền từ 4m trở xuống: diện tích bảng, hộp đèn, bảng quảng cáo không vượt quá 5m2 .
b) Nhà có chiều ngang mặt tiền trên 4m đến 8m: diện tích bảng, hộp đèn, bảng quảng cáo không vượt quá 10m2.
c) Nhà có chiều ngang mặt tiền trên 8m: diện tích bảng, hộp đèn, bảng quảng cáo không vượt quá 20m2, chiều cao tối đa 2,5m.
d) Đối với hộp đèn dựng đứng: chiều ngang tối đa 1m, chiều cao tối đa 6m; không vi phạm chỉ giới xây dựng.
4. Đối với màn hình điện tử, ti vi:
a) Độ phát sáng không ảnh hưởng đến người tham gia giao thông, phải có ý kiến thẩm định của Sở Khoa học và Công nghệ.
b) Không được phát hình từ 0 giờ đến 06 giờ sáng.
c) Màn hình điện tử, tivi ngoài trời phải được Ủy ban nhân dân thành phố duyệt quy hoạch về địa điểm; không được phát âm thanh, chỉ phát hình và thuyết minh bằng chữ (chữ Việt Nam phát trước và to hơn chữ nước ngoài); dành 20% thời lượng phát nội dung thông tin cổ động, tuyên truyền chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cung cấp nội dung.
d) Riêng tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cao ốc, phương tiện vận chuyển được đặt ti vi bên trong để quảng cáo và phải tuân thủ các quy định về hoạt động quảng cáo.
5. Đối với băng-rôn phục vụ cho các sự kiện (đã được Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương):
a) Kích thước: băng-rôn ngang tối đa 1m x 8m, treo cao cách mặt đất 4m. Băng-rôn dọc tối đa 0,8m x 2,4m, treo cao cách mặt lề đường 1m.
b) Không treo trên gốc cây, cột điện. Treo trên trụ đèn chiếu sáng phải thỏa thuận với đơn vị quản lý.
6. Bảng hiệu đặt tại các địa điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phải xin phép nhưng nội dung thể hiện phải theo đúng Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ; đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị, kích thước chiều cao không quá 1,2m, chiều ngang tối đa không quá độ dài của mặt tiền nhà. Mỗi địa điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chỉ treo, gắn một bảng hiệu.
Điều 7. Thời hạn thực hiện quảng cáo
1. Đối với quảng cáo bằng bảng, biển, pa-nô thì thời hạn thực hiện quảng cáo không quá 03 (ba) năm; khi hết thời hạn nếu muốn gia hạn phải được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp phép.
Trường hợp thay đổi về vị trí hoặc kích thước hoặc sản phẩm quảng cáo đều phải được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp phép.
2. Đối với quảng cáo bằng băng-rôn, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động khác về một hoạt động có xác định thời gian thì được quảng cáo cả thời gian diễn ra hoạt động đó và trước đó không quá 05 (năm) ngày làm việc, sau đó không quá 02 (hai) ngày làm việc.
Trường hợp quảng cáo về một hoạt động không xác định thời gian thì thời hạn cho một đợt quảng cáo không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc. Khoảng cách giữa các đợt quảng cáo ít nhất là 08 (tám) ngày làm việc.
Chương III
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP THỰC HIỆN QUẢNG CÁO
Điều 8. Thẩm quyền cấp giấy phép thực hiện quảng cáo
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên bảng, biển, pa-nô, băng-rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động khác.
Điều 9. Hồ sơ xin phép thực hiện quảng cáo
1. Đơn xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo (theo mẫu).
2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo.
3. Bản sao giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, tên gọi, biểu tượng (chỉ nộp một lần).
4. Mẫu (ma-két) sản phẩm quảng cáo in màu có chữ ký của cá nhân xin phép quảng cáo hoặc có đóng dấu xác nhận nếu người xin phép là tổ chức (02 bản).
5. Bản sao hợp đồng dịch vụ quảng cáo (nếu thuê cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo).
6. Bản sao hợp đồng thuê phương tiện quảng cáo (nếu thuê phương tiện quảng cáo).
7. Đối với việc quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có liên quan đến các lĩnh vực y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng, thành phần hồ sơ xin phép thực hiện quảng cáo theo quy định tại khoản 1 Mục 2 Thông tư Liên tịch số 06/2007/TTLT/BVHTT-BYT-BNN-BXD ngày 28 tháng 02 năm 2007.
Điều 10. Hồ sơ xin gia hạn, thay đổi nội dung Giấy phép quảng cáo
1. Trường hợp gia hạn nội dung quảng cáo đã được cấp phép, nộp bản chính giấy phép cũ và hồ sơ quy định tại khoản 1, 4, 6, 7 Điều 9 Quy định này.
2. Trường hợp đổi nội dung quảng cáo, nộp bản chính giấy phép cũ và hồ sơ quy định tại khoản 1, 3, 4, 6 Điều 9 Quy định này.
Điều 11. Trình tự và thời gian giải quyết hồ sơ
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau khi nhận đủ các loại giấy tờ quy định tại Điều 9 Quy định này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và vào sổ tiếp nhận hồ sơ.
2. Thời gian giải quyết cấp phép tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với các loại hình quảng cáo dài hạn, không quá 5 ngày đối với quảng cáo ngắn hạn.
Trường hợp cần lấy ý kiến của Sở Xây dựng, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ thì thời gian cấp phép thực hiện theo quy định tại khoản 3 Mục 2 Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT/BVHTT-BYT-BNN-BXD ngày 28 tháng 02 năm 2007.
3. Nếu từ chối cấp phép phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
Điều 12. Lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo
1. Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo phải trực tiếp nộp lệ phí tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định như sau:
a) Lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo theo quy định tại Thông tư số 67/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 7 năm 2004 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo và Thông tư số 64/2008/TT-BTC ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 67/2004/TT-BTC.
b) Lệ phí thẩm định và cấp giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo đối với hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực y tế theo quy định tại Quyết định số 44/2005/QĐ-BTC ngày 12 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề y, dược, lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu và cấp chứng chỉ hành nghề y, dược và Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
c) Lệ phí thẩm định và cấp giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ‎ký quảng cáo đối với hàng hoá, dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; lệ phí thẩm định công trình xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo hoặc chuyển cho các Sở có liên quan theo quy định.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ trong việc cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo cho tổ chức, cá nhân; thu phí, lệ phí theo quy định tại Điều 12 Quy định này và chuyển cho các Sở có liên quan; là đầu mối tiếp nhận khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân trong quá trình cấp phép thực hiện quảng cáo;
2. Chủ trì phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, các Sở - ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố theo hướng: Giữ hiện trạng các bảng quảng cáo đã có giấy phép xây dựng hoặc giấy thỏa thuận xây dựng của cơ quan chức năng, hạn chế phát triển thêm các bảng quảng cáo dựng từ mặt đất đối với các quận nội thành gồm các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 10, 11, Bình Thạnh, Tân Bình, Phú Nhuận.
3. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và Cục Thuế thành phố lập phương án trình Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố thông qua việc thu phí sử dụng khoảng không để kinh doanh quảng cáo trên địa bàn thành phố.
4. Sao gửi Giấy phép thực hiện quảng cáo ngay sau khi cấp phép cho Ủy ban nhân dân các quận - huyện và đơn vị có liên quan để phối hợp kiểm tra.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở - ngành có liên quan
1. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở - ngành có liên quan giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện quản lý Nhà nước và công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm trên địa bàn thành phố theo quy định tại Thông tư liên tịch số 85/2008/TTLT-BVHTTDL-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về cấp phép, đăng ký, thực hiện quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm và công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm.
2. Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và có văn bản thỏa thuận đúng thời hạn theo quy định tại Thông tư số 06/2007/TTLT/BVHTT-BYT-BNN-BXD ngày 28 tháng 02 năm 2007; giải quyết các khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân trong các nội dung thỏa thuận về xây dựng công trình quảng cáo và trả lời cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Sở Y tế có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo đúng thời hạn theo quy định tại Thông tư số 06/2007/TTLT/BVHTT-BYT-BNN-BXD ngày 28 tháng 02 năm 2007; giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân trong việc tiếp nhận hồ sơ quảng cáo đối với các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền tiếp nhận của mình và trả lời cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo đúng thời hạn theo quy định tại Thông tư số 06/2007/TTLT/BVHTT-BYT-BNN-BXD ngày 28 tháng 02 năm 2007; giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân trong việc tiếp nhận hồ sơ quảng cáo trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn và trả lời cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận - huyện
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn.
2. Đề xuất quy hoạch quảng cáo; theo dõi, quản lý xây dựng các công trình quảng cáo.
3. Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quảng cáo trên địa bàn.
Điều 16. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
1. Thanh tra chuyên ngành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở - ngành chức năng và Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về pháp luật quảng cáo và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động quảng cáo; xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật và Quy định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định về việc cấp, thu hồi giấy phép thực hiện quảng cáo, cản trở hoạt động quảng cáo đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân; sách nhiễu hoặc có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quảng cáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Xử lý chuyển tiếp
Giấy phép thực hiện quảng cáo được cấp trước khi Quy định này có hiệu lực thi hành thì vẫn được sử dụng cho đến khi hết thời hạn ghi trong Giấy phép.
Điều 18. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc phát sinh, Ủy ban nhân dân quận - huyện, Sở - ngành, cá nhân, tổ chức có liên quan kịp thời báo cáo, đề xuất gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nạn tấn công thương hiệu từ thế giới ảo

Các công ty như thể luôn có nhiều điều đề lo lắng. Ngoài các vấn đề hóc búa trong nỗ lực cố gắng bảo vệ trang web của công ty khỏi các loại virus lây lan qua internet, rồi các lỗ hổng của hệ thống, và các hacker chuyên ăn cắp dữ liệu, các công ty lại có những khó khăn mới xuất hiện trong không gian ảo này.

Từ khi ngày càng nhiều ngành kinh doanh hoạt động qua mạng xuất hiện, thì lại có càng nhiều cơ hội cho những kẻ trục lợi tinh vi qua không gian ảo dính vào các hoạt động lừa đảo – liên quan đến phí tổn của công ty và khách hàng của họ. Ngày càng nhiều công ty đang bị đe dọa về các thông tin cá nhân và bảo mật tài chính bị đánh cắp. Các loại hoạt động này có thể phá hủy danh tiếng thương hiệu và doanh thu của tập đoàn, cũng như mối quan hệ với khách hàng và những cổ đông.

MarkMonitor, công ty được mệnh danh “lãnh đạo toàn cầu trong công cuộc bảo vệ thương hiệu,” trong một báo cáo đặc biệt mang tên Bảng danh mục nạn ăn cắp thương hiệu (được công bố ở Brandchannel vào ngày 14/5) đã phát biểu rằng “Các tay ăn cắp thương hiệu có khả năng thích ứng, có kiến thức về an ninh bảo mật, và là những kẻ cơ hội… Đó chính là mục tiêu để chúng ta tăng nhận thức và trang bị cho các nhà sở hữu thương hiệu những thông tin chính yếu cần thiết trong việc bảo vệ thương hiệu và bảo vệ họ khỏi những mối đe dọa từ Internet.”

Hầu hết các công ty đều nhận thức được nạn ăn cắp thông tin và bảo mật, nơi những kẻ lừa đảo gởi các email trông có vẻ như của công ty đến khách hàng để lừa họ cung cấp dữ liệu tài chính và cá nhân. Những khách hàng có các hoạt động giao dịch qua ngân hàng hoặc các dịch vụ tài chính từ thực sang ảo đôi khi lại khá dễ bị lừa để tiết lộ các thông tin đặc biệt nhạy cảm cho các thư từ có tính xác thực từ các nguồn có vẻ đáng tin cậy. Những nỗ lực trong việc áp dụng các kỹ thuật chống lừa đảo qua mạng internet bắt đầu gặt hái thành công, nhưng ngày càng có nhiều những mánh lới phức tạp được các tay lừa đảo sử dụng để qua mặt các kỹ thuật này.

Khi ngày càng nhiều khách hàng sử dụng mạng internet để thực hiện các hoạt động giao dịch kinh doanh, liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ tài chính, hoặc các ngân hàng của họ, thì các trụ sở tài chính là mục tiêu hàng đầu của các mưu đồ lừa đảo trực tuyến. Những lĩnh vực mục tiêu khác như ngành điện gia dụng, các ngành công nghệ cao, phương tiện truyền thông và các công ty ô-tô. Lừa đảo qua mạng không phải là hình thức lạm dụng duy nhất hướng đến trang web của các công ty. Đăng ký tên miền trên internet, hoặc sử dụng một tên thương hiệu được biết đến làm tên miền, cho phép những kẻ lừa đảo lợi dụng sự tối ưu của công cụ tìm kiếm và những kỹ thuật tiếp thị trực tuyến khác để kéo khách hàng khỏi những trang web hợp pháp kinh doanh qua mạng. Hình thức lừa đảo khiến người sử dụng nghĩ rằng mình được trả tiền mỗi khi click vào một đường link quảng cáo cũng đang tăng lên.

Dường như các công ty kinh doanh qua mạng Internet không thể thực thi các tiêu chuẩn về an toàn đủ nhanh để tiến xa hơn những tay lừa đảo. Những tên tội phạm đơn giản là đang trở thành những nhà tiếp thị lão luyện qua mạng và đang sử dụng các hiểu biết đó để hủy hoại các thương hiệu qua tấm bảng quảng cáo. Theo MarkMonitor trong một thông cáo báo chí, vào ngày 30/4, 2007: “Trong mỗi khảo sát hàng tuần (công ty đang thực hiện) hé lộ hơn 300 ngàn trường hợp liên qua đến sự lạm dụng này.” Một con số gây sửng sốt.

Điểm mấu chốt chính là nhiều khách hàng trực tuyến đã và đang nhận thức được khả năng bị lừa đảo qua mạng. Các công ty và khách hàng của họ đang cố gắng thận trọng hơn. Cho đến nay, có nhiều khách hàng đang cố gắng bảo vệ mình bằng việc chỉ làm ăn với các công ty tiếng tăm và thương hiệu đáng tin cậy. Nếu có vấn đề nảy sinh, những khách hàng này có thể phải tốn nhiều thời gian – hàng năm trời – chưa kể đến việc tốn kém về tiền bạc, để đối phó với những ảnh hưởng xấu từ việc thông tin cá nhân bị đánh cắp. Điều này thực sự là một ác mộng có thực cho nhiều người.

Các trụ sở tài chính, như những công ty thẻ tín dụng và ngân hàng, đã giảm thiểu mối nguy hiểm tài chính cho người tiêu thụ của mình, nhưng các thiệt hại tiếp theo của thương hiệu vẫn có thể là rất lớn. Niềm tin của công chúng đối với các thương hiệu đang giảm đi và lâm vào tình trạng nguy hiểm cùng với sự gia tăng trầm trọng tội phạm Internet. Và đó là một khó khăn thực sự nan giải cho vấn đề này: tổn thất về quan hệ giữa khách hàng và công ty có thể để lại một hậu quả lâu dài đối với thương hiệu. Khi các công ty đầu tư quá nhiều thời gian, công sức, và tiền bạc để xây dựng niềm tin cho thương hiệu thì nạn tấn công thương hiệu có thể chỉ trong một thời gian ngắn phá hủy các mối quan hệ và niềm tin tồn tại cả thập kỷ.

Trong lúc khó khăn và tốn kém để vật lộn, các công ty phải chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi của thương hiệu nếu họ có ý định duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng; nạn tấn công thương hiệu đe dọa phá hoại các thương hiệu của tập đoàn ngay từ bên trong. Với ngày càng nhiều các hoạt động kinh doanh phục vụ qua mạng gia nhập internet mỗi ngày thì vấn đề này phải được quan tâm đúng mức. Bằng việc bắt đầu nhận thức được, và sau đó là thực thi đầy đủ các hệ thống bảo vệ công phu được cập nhật trên nền tảng chính quy, các công ty có thể bảo vệ chính mình cùng khách hàng và những cổ đông. Cái giá của việc không thực hiện điều này lớn hơn nhiều so với tiền bạc đầu tư vào hệ thống an ninh mạng được cập nhật phù hợp.

Nếu người ta cho rằng tài sản lớn nhất của các công ty là thương hiệu, thì liệu nó có xứng đáng với cấp độ bảo mật cao nhất trong thời đại kỹ thuật cao ngày nay không?

PHÂN BIỆT PR, ADVERTISING VÀ BRANDING

PR: “PR là làm cho khách hàng thương mình nhìn mình với cặp mắt thật thánh thiện” và đó cũng là cách hiểu gọn và sâu sắc nhất về PR. Trong quá trình xây dựng thương hiệu, công ty cần phải biết quan tâm đến cộng đồng xã hội vì nhờ có sự tác động của họ, những khách hàng sẽ quyết định mua sản phẩm của ta thay vì đối thủ.
Những khái niệm quen thuộc trong Marketing này tuy ta vẫn được nghe nói ra rả trên các phương tiện truuyền thông nhưng để phân biệt cho thấu đáo thì không đơn giản chút nào. Bài viết này TYM không đi vào định nghĩa mà chỉ đi ngắn gọn vào chức năng cốt lõi và ví dụ của từng loại nhằm giúp các bạn dễ nắm được vấn đề.
+ Vinamilk – 1 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo:
Vì mục tiêu cuối cùng của PR là làm cả cộng đồng thương yêu, cho khách hàng mục tiêu yêu mến mình nên ở hình thứ 2 là “He’s a great lover”=> Mượn lời người khác để đánh bóng thương hiệu. Giờ đây khi bạn mua sản phẩm sữa Vinamilk, bạn biết mình đang góp tay xây dựng một tương lai cho trẻ em Việt Nam tốt đẹp hơn, vậy bạn sẽ mua Vinamilk hay một nhãn hàng khác dù rẻ hơn vài ngàn ? Bạn cũng sẽ là người khuyến khích bạn bè, người thân xung quanh mua Vinamilk vì bạn biết, Vinamilk quan tâm đến cộng đồng, mà bạn là một phần trong đó.
Advertising: Khác hoàn toàn với PR, Advertising tấn công trực tiếp vào khách hàng mục tiêu bằng việc nhấn mạnh đặc tính nổi bật, đặc trưng nhất của sản phẩm qua TVC, Print Ad, Radio Ad, word of mouth… nhằm ghi vào tâm trí người tiêu dùng những tính năng vượt trội so với các sản phẩm khác, kích thích tối đa việc mua hàng:
Khăn giấy Sorbent: “Nothing else feels soft anymore” – Với sorbent, lông thỏ cũng như gai nhọn.
McDonald – Thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu thế giới với mẫu quảng cáo cho cà phê của mình – Lên dây cót cho một ngày làm việc mới của bạn.
Branding: Xây dựng những ấn tượng, cảm nhận tốt về thương hịêu trong tâm trí cũng như trái tim người tiêu dùng. Một thương hiệu tốt sẽ giúp người tiêu dùng mở hầu bao mà không cần quá đắn đo, vì họ hiểu được rằng cái họ mua không chỉ là 1 mũi khoan mà là hình ảnh người cha tài giỏi, khoan 1 lỗ thủng thật gọn trên tường để treo hình cả gia đình trong chuyến picnic hè qua. Bạn mang đến cho họ nhiều hơn là chức năng cơ bản của sản phẩm:
+ BMW: Khi ai đó mua một chiếc BMW, anh ta không chỉ mua cái xe sẽ đưa anh ta từ điểm A tới điểm B, một chiếc Toyota cũng có thể làm điều đó mà là anh ta đang đưa ra một tuyên bố:”Tôi là dân chơi kiểu BMW” .
+ Parkson: Khi nhìn ai đó bước ra khỏi khu mua sắm cao cấp này với 1 hay nhiều túi màu đỏ đặc trưng của Parkson, ta có thể biết được phần nào địa vị, thu nhập của người ấy. Người mua không những mua sản phẩm mình cần đồng thời cũng mua luôn những giá trị tinh thần mà thương hiệu Parkson đem lại: sang trọng, thành đạt, đắt tiền và sành điệu.

Bài đăng phổ biến

Cao Hà thủ Ô

Cao Hà thủ Ô
Cao Hà thủ Ô, cây thuốc nam

Nón Bảo Hiểm Thái Lan

Nón Bảo Hiểm Thái Lan
Nón Bảo Hiểm Kín Hàm

Google Analytics

Tổng số lượt xem trang