Căn cứ Thông tư liên tịch số 85/2008/TTLT-BVHTTDL-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về cấp phép, đăng ký, thực hiện quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Công văn số 1256/STP-VB ngày 08 tháng 5 năm 2009; đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1838/TTr-SVHTTDL ngày 14 tháng 5 năm 2009,
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Công văn số 1256/STP-VB ngày 08 tháng 5 năm 2009; đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1838/TTr-SVHTTDL ngày 14 tháng 5 năm 2009,
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------- |
Số: 39/2009/QĐ-UBND | TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 6 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Quảng cáo ngày 16 tháng 11 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BVHTT-BYT-BNN-BXD ngày 28 tháng 02 năm 2007 của Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép thực hiện quảng cáo một cửa liên thông;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 85/2008/TTLT-BVHTTDL-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về cấp phép, đăng ký, thực hiện quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Công văn số 1256/STP-VB ngày 08 tháng 5 năm 2009; đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1838/TTr-SVHTTDL ngày 14 tháng 5 năm 2009,
Căn cứ Pháp lệnh Quảng cáo ngày 16 tháng 11 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BVHTT-BYT-BNN-BXD ngày 28 tháng 02 năm 2007 của Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép thực hiện quảng cáo một cửa liên thông;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 85/2008/TTLT-BVHTTDL-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về cấp phép, đăng ký, thực hiện quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Công văn số 1256/STP-VB ngày 08 tháng 5 năm 2009; đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1838/TTr-SVHTTDL ngày 14 tháng 5 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 108/2002/QĐ-UB ngày 25 tháng 9 năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện và các tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận
- Như Điều 3; - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Thường trực Thành ủy; - Thường trực Hội đồng nhân dân TP; - TTUB: CT, các PCT; - UB Mặt trận Tổ quốc VN và các đoàn thể TP; - VP Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND TP; - Hội Quảng cáo thành phố; - Báo, Đài thành phố; - VPUB: Các PVP, các Phòng CV; - Trung tâm Công báo; - Lưu VT, (VX/T) P. | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH (đã ký) Nguyễn Thị Thu Hà |
QUY ĐỊNH
VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 39 /2009/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2. Quy định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về quảng cáo; đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi chung là tổ chức, cá nhân) có liên quan đến hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3. Quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo như dù che, xe đẩy, thùng hàng, mái hiên, dây cờ, quần áo, mũ, túi xách, tặng phẩm, bao bì không phải xin phép nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 2. Hình thức, phương tiện quảng cáo
1. Quảng cáo ngoài trời gồm: pa-nô, hộp đèn, băng-rôn, trụ đèn, trạm dừng, nhà chờ xe buýt, trụ điện thoại, nhà thi đấu thể dục thể thao, sân vận động, màn hình điện tử và các loại hình quảng cáo ngoài trời cố định và di động khác.
2. Quảng cáo trên các vật thể trên không, trên bộ, dưới nước, người chào hàng giới thiệu sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa; chương trình hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội, thi đấu thể thao; chương trình quảng bá sự kiện kinh tế - xã hội.
3. Quảng cáo trên báo chí gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử; mạng thông tin máy tính; xuất bản phẩm gồm phim, ảnh, băng hình, đĩa hình, băng âm thanh, đĩa âm thanh.
4. Quảng cáo trên hàng hóa.
5. Quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Những nguyên tắc chung trong hoạt động quảng cáo
1. Việc cấp phép thực hiện quảng cáo phải dựa vào cơ sở quy hoạch quảng cáo trên địa bàn thành phố đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
2. Chỉ được thực hiện hoạt động quảng cáo khi có giấy phép của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh.
Trường hợp quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm thì thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 85/2008/TTLT-BVHTTDL-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về cấp phép, đăng ký, thực hiện quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo ở các tỉnh, thành phố khác hoặc do Trung ương quản lý muốn hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phải có giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp.
4. Tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với mọi sự cố do phương tiện quảng cáo không an toàn của mình gây ra.
Điều 4. Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo
1. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật Nhà nước, phương hại đến độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội và quan hệ quốc tế.
2. Quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
3. Sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca hoặc giai điệu Quốc ca; hình ảnh lãnh tụ, người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam; hình ảnh đồng tiền Việt Nam; hình ảnh biển báo giao thông; danh xưng cơ quan Đảng, chính quyền (Ban Chấp hành Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân…) để quảng cáo.
4. Quảng cáo gian dối, không trung thực, không đúng chất lượng hàng hóa, dịch vụ; không đúng địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
5. Quảng cáo làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị, cảnh quan, môi trường và trật tự an toàn giao thông như: quảng cáo hạn chế tầm nhìn của người tham gia giao thông; dùng các loại phương tiện giao thông chở người, mô hình sản phẩm, biển, bảng diễu hành trên đường phố; dùng hình ảnh sản phẩm minh họa quảng cáo, ma-nơ-canh trưng bày quần, áo lót, băng vệ sinh, tã lót ở nơi công cộng hoặc mặt tiền nơi sản xuất, kinh doanh.
6. Lợi dụng quảng cáo để xúc phạm danh dự, uy tín hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
7. Quảng cáo sản phẩm hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép thực hiện tại thời điểm quảng cáo.
8. Đăng hoặc đóng kèm ở trang bìa một của báo in, phát ngay sau nhạc hiệu, hình hiệu của đài phát thanh, đài truyền hình.
9. Quảng cáo cho báo chí, tác phẩm, chương trình nghệ thuật chưa được phép phát hành hoặc công diễn.
10. Quảng cáo sản phẩm không phù hợp với việc học tập, giảng dạy trên sách giáo khoa, tập, vở học sinh.
11. Quảng cáo rao vặt bằng hình thức in, sơn, vẽ, treo, dán trực tiếp lên tường nhà, tường rào, gốc cây, trụ điện, trụ đèn chiếu sáng.
12. Dùng âm thanh gây tiếng ồn quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam.
13. Tán phát các loại tờ gấp, tờ rơi quảng cáo ngoài đường, nơi công cộng không phải là nơi bán, trưng bày và giới thiệu sản phẩm hoặc tại những vị trí đã được quy hoạch.
14. Quảng cáo bằng băng-rôn, pa-nô phục vụ cho các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội khi chưa có ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố.
15. Treo băng-rôn, pa-nô phục vụ chương trình hội nghị, hội thảo, khai trương, khai giảng, họp báo, khánh thành, phát thưởng, kỷ niệm ngày thành lập, giới thiệu dịch vụ, sản phẩm… tại địa điểm khác ngoài địa điểm được phép kinh doanh, tổ chức.
16. Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật cấm kinh doanh hoặc cấm quảng cáo.
Chương II
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Vị trí, địa điểm, khu vực cấm hoạt động quảng cáo
1. Nơi đặt tượng đài, bia tưởng niệm; nơi dành riêng cho việc cổ động chính trị; nơi niêm yết các văn bản của Nhà nước; trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, cơ quan ngoại giao; bảo tàng, di tích lịch sử, khu đặt bia tưởng niệm, đình, đền, chùa, nhà thờ, thánh thất, khu quân sự, nghĩa trang, mặt đường.
2. Bảng quảng cáo thương mại đặt tại trường học, bệnh viện.
3. Quảng cáo ngoài trời bằng pa-nô và các hình thức quảng cáo khác đặt trên, che kín nóc chợ, nóc nhà, nóc cao ốc, các công trình kiến trúc khác; tại vòng xoay, giao lộ, đầu cầu; đặt trước, đặt phía trên che khuất các quảng cáo khác đã có trước.
4. Phương tiện quảng cáo giăng, mắc ngang qua đường giao thông, hành lang an toàn giao thông, giao lộ không đồng mức; trên dải phân cách làm che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông; tại vị trí che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông; trên đê bao; trong phạm vi an toàn lưới điện, an toàn phòng cháy, chữa cháy, trật tự, an toàn xã hội khác.
5. Quảng cáo trên các mặt bên ngoài phương tiện giao thông, phương tiện vận tải.
Điều 6. Điều kiện, kích thước phương tiện quảng cáo
1. Đối với bảng quảng cáo:
a) Bảng quảng cáo đặt trên xa lộ: khoảng cách mỗi bảng từ 500m trở lên, đặt trên đất trống, cách nhà chung quanh trên 20m, hình thức thể hiện bằng 1 hoặc 2 chân trụ tròn. Chiều cao tối đa mỗi bảng không quá 20m kể cả chân trụ, mặt bảng cao tối đa 6m, ngang tối đa 16m.
b) Bảng quảng cáo có diện tích trên 40m2 phải có văn bản thỏa thuận xây dựng của Sở Xây dựng.
c) Bảng ốp tường tại các cao ốc phải được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt vị trí.
2. Đối với trụ hộp đèn đặt trên lề đường:
a) Chỉ đặt trụ hộp đèn tại những tuyến đường có chiều ngang từ 25m trở lên, lề đường rộng trên 5m, mỗi trụ cách nhau từ 200m trở lên. Mép ngoài hộp đèn đặt cách mép lề đường từ 0,5m trở vô; trụ hộp đèn đặt cách giao lộ trên 20m.
b) Kích thước các trụ hộp đèn: chiều cao tối đa từ chân đến đỉnh trụ là 5m (kể cả phần hộp đèn), hộp đèn ngang 2,5m x 1,2m, hộp đèn đứng 1,8m x 1,2m. Mặt dưới hộp đèn cách mặt đất tối thiểu 3m.
3. Kích thước hộp đèn, bảng quảng cáo treo gắn tại các cửa hàng kinh doanh được quy định như sau:
a) Nhà có chiều ngang mặt tiền từ 4m trở xuống: diện tích bảng, hộp đèn, bảng quảng cáo không vượt quá 5m2 .
b) Nhà có chiều ngang mặt tiền trên 4m đến 8m: diện tích bảng, hộp đèn, bảng quảng cáo không vượt quá 10m2.
c) Nhà có chiều ngang mặt tiền trên 8m: diện tích bảng, hộp đèn, bảng quảng cáo không vượt quá 20m2, chiều cao tối đa 2,5m.
d) Đối với hộp đèn dựng đứng: chiều ngang tối đa 1m, chiều cao tối đa 6m; không vi phạm chỉ giới xây dựng.
4. Đối với màn hình điện tử, ti vi:
a) Độ phát sáng không ảnh hưởng đến người tham gia giao thông, phải có ý kiến thẩm định của Sở Khoa học và Công nghệ.
b) Không được phát hình từ 0 giờ đến 06 giờ sáng.
c) Màn hình điện tử, tivi ngoài trời phải được Ủy ban nhân dân thành phố duyệt quy hoạch về địa điểm; không được phát âm thanh, chỉ phát hình và thuyết minh bằng chữ (chữ Việt Nam phát trước và to hơn chữ nước ngoài); dành 20% thời lượng phát nội dung thông tin cổ động, tuyên truyền chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cung cấp nội dung.
d) Riêng tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cao ốc, phương tiện vận chuyển được đặt ti vi bên trong để quảng cáo và phải tuân thủ các quy định về hoạt động quảng cáo.
5. Đối với băng-rôn phục vụ cho các sự kiện (đã được Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương):
a) Kích thước: băng-rôn ngang tối đa 1m x 8m, treo cao cách mặt đất 4m. Băng-rôn dọc tối đa 0,8m x 2,4m, treo cao cách mặt lề đường 1m.
b) Không treo trên gốc cây, cột điện. Treo trên trụ đèn chiếu sáng phải thỏa thuận với đơn vị quản lý.
6. Bảng hiệu đặt tại các địa điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phải xin phép nhưng nội dung thể hiện phải theo đúng Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ; đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị, kích thước chiều cao không quá 1,2m, chiều ngang tối đa không quá độ dài của mặt tiền nhà. Mỗi địa điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chỉ treo, gắn một bảng hiệu.
Điều 7. Thời hạn thực hiện quảng cáo
1. Đối với quảng cáo bằng bảng, biển, pa-nô thì thời hạn thực hiện quảng cáo không quá 03 (ba) năm; khi hết thời hạn nếu muốn gia hạn phải được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp phép.
Trường hợp thay đổi về vị trí hoặc kích thước hoặc sản phẩm quảng cáo đều phải được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp phép.
2. Đối với quảng cáo bằng băng-rôn, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động khác về một hoạt động có xác định thời gian thì được quảng cáo cả thời gian diễn ra hoạt động đó và trước đó không quá 05 (năm) ngày làm việc, sau đó không quá 02 (hai) ngày làm việc.
Trường hợp quảng cáo về một hoạt động không xác định thời gian thì thời hạn cho một đợt quảng cáo không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc. Khoảng cách giữa các đợt quảng cáo ít nhất là 08 (tám) ngày làm việc.
Chương III
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP THỰC HIỆN QUẢNG CÁO
Điều 8. Thẩm quyền cấp giấy phép thực hiện quảng cáo
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên bảng, biển, pa-nô, băng-rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động khác.
Điều 9. Hồ sơ xin phép thực hiện quảng cáo
1. Đơn xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo (theo mẫu).
2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo.
3. Bản sao giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, tên gọi, biểu tượng (chỉ nộp một lần).
4. Mẫu (ma-két) sản phẩm quảng cáo in màu có chữ ký của cá nhân xin phép quảng cáo hoặc có đóng dấu xác nhận nếu người xin phép là tổ chức (02 bản).
5. Bản sao hợp đồng dịch vụ quảng cáo (nếu thuê cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo).
6. Bản sao hợp đồng thuê phương tiện quảng cáo (nếu thuê phương tiện quảng cáo).
7. Đối với việc quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có liên quan đến các lĩnh vực y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng, thành phần hồ sơ xin phép thực hiện quảng cáo theo quy định tại khoản 1 Mục 2 Thông tư Liên tịch số 06/2007/TTLT/BVHTT-BYT-BNN-BXD ngày 28 tháng 02 năm 2007.
Điều 10. Hồ sơ xin gia hạn, thay đổi nội dung Giấy phép quảng cáo
1. Trường hợp gia hạn nội dung quảng cáo đã được cấp phép, nộp bản chính giấy phép cũ và hồ sơ quy định tại khoản 1, 4, 6, 7 Điều 9 Quy định này.
2. Trường hợp đổi nội dung quảng cáo, nộp bản chính giấy phép cũ và hồ sơ quy định tại khoản 1, 3, 4, 6 Điều 9 Quy định này.
Điều 11. Trình tự và thời gian giải quyết hồ sơ
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau khi nhận đủ các loại giấy tờ quy định tại Điều 9 Quy định này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và vào sổ tiếp nhận hồ sơ.
2. Thời gian giải quyết cấp phép tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với các loại hình quảng cáo dài hạn, không quá 5 ngày đối với quảng cáo ngắn hạn.
Trường hợp cần lấy ý kiến của Sở Xây dựng, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ thì thời gian cấp phép thực hiện theo quy định tại khoản 3 Mục 2 Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT/BVHTT-BYT-BNN-BXD ngày 28 tháng 02 năm 2007.
3. Nếu từ chối cấp phép phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
Điều 12. Lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo
1. Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo phải trực tiếp nộp lệ phí tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định như sau:
a) Lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo theo quy định tại Thông tư số 67/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 7 năm 2004 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo và Thông tư số 64/2008/TT-BTC ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 67/2004/TT-BTC.
b) Lệ phí thẩm định và cấp giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo đối với hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực y tế theo quy định tại Quyết định số 44/2005/QĐ-BTC ngày 12 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề y, dược, lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu và cấp chứng chỉ hành nghề y, dược và Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
c) Lệ phí thẩm định và cấp giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo đối với hàng hoá, dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; lệ phí thẩm định công trình xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo hoặc chuyển cho các Sở có liên quan theo quy định.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ trong việc cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo cho tổ chức, cá nhân; thu phí, lệ phí theo quy định tại Điều 12 Quy định này và chuyển cho các Sở có liên quan; là đầu mối tiếp nhận khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân trong quá trình cấp phép thực hiện quảng cáo;
2. Chủ trì phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, các Sở - ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố theo hướng: Giữ hiện trạng các bảng quảng cáo đã có giấy phép xây dựng hoặc giấy thỏa thuận xây dựng của cơ quan chức năng, hạn chế phát triển thêm các bảng quảng cáo dựng từ mặt đất đối với các quận nội thành gồm các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 10, 11, Bình Thạnh, Tân Bình, Phú Nhuận.
3. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và Cục Thuế thành phố lập phương án trình Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố thông qua việc thu phí sử dụng khoảng không để kinh doanh quảng cáo trên địa bàn thành phố.
4. Sao gửi Giấy phép thực hiện quảng cáo ngay sau khi cấp phép cho Ủy ban nhân dân các quận - huyện và đơn vị có liên quan để phối hợp kiểm tra.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở - ngành có liên quan
1. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở - ngành có liên quan giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện quản lý Nhà nước và công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm trên địa bàn thành phố theo quy định tại Thông tư liên tịch số 85/2008/TTLT-BVHTTDL-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về cấp phép, đăng ký, thực hiện quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm và công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm.
2. Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và có văn bản thỏa thuận đúng thời hạn theo quy định tại Thông tư số 06/2007/TTLT/BVHTT-BYT-BNN-BXD ngày 28 tháng 02 năm 2007; giải quyết các khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân trong các nội dung thỏa thuận về xây dựng công trình quảng cáo và trả lời cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Sở Y tế có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo đúng thời hạn theo quy định tại Thông tư số 06/2007/TTLT/BVHTT-BYT-BNN-BXD ngày 28 tháng 02 năm 2007; giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân trong việc tiếp nhận hồ sơ quảng cáo đối với các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền tiếp nhận của mình và trả lời cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo đúng thời hạn theo quy định tại Thông tư số 06/2007/TTLT/BVHTT-BYT-BNN-BXD ngày 28 tháng 02 năm 2007; giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân trong việc tiếp nhận hồ sơ quảng cáo trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn và trả lời cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận - huyện
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn.
2. Đề xuất quy hoạch quảng cáo; theo dõi, quản lý xây dựng các công trình quảng cáo.
3. Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quảng cáo trên địa bàn.
Điều 16. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
1. Thanh tra chuyên ngành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở - ngành chức năng và Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về pháp luật quảng cáo và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động quảng cáo; xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật và Quy định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định về việc cấp, thu hồi giấy phép thực hiện quảng cáo, cản trở hoạt động quảng cáo đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân; sách nhiễu hoặc có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quảng cáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Xử lý chuyển tiếp
Giấy phép thực hiện quảng cáo được cấp trước khi Quy định này có hiệu lực thi hành thì vẫn được sử dụng cho đến khi hết thời hạn ghi trong Giấy phép.
Điều 18. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc phát sinh, Ủy ban nhân dân quận - huyện, Sở - ngành, cá nhân, tổ chức có liên quan kịp thời báo cáo, đề xuất gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét